17:26 11/12/2019 Trong vài năm gần đây, giáo dục kỹ thuật số đang dần trở nên quen thuộc tại Đông Nam Á. Đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật số vào hoạt động giáo dục đã trở thành giải pháp giúp các quốc gia nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, thiếu trường lớp và thiếu giáo trình tài liệu mang tính thực tế. Và, ở Việt Nam, giáo dục kỹ thuật số đang trở thành một xu hướng...
Trường Đại học Quốc gia Tomsk (Liên bang Nga) và Trường THPT Chuyên Trần Phú ký kết thực hiện giai đoạn 2 của Dự án
Chiều 8-12, Trường THPT Chuyên Trần Phú tổ chức lễ bế mạc Dự án quốc tế "Phát triển kiến thức kỹ thuật số cho học sinh và đào tạo giáo viên cho việc chuyển đổi kỹ thuật số giáo dục" do Trường Đại học Quốc gia Tomsk (Liên bang Nga) dành cho giáo viên và học sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú. NGƯT.PGS.TS Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD-ĐT đã đến dự lễ bế mạc.
Trường Đại học Quốc gia Tomsk nằm trong top 300 trường đại học tốt nhất thế giới (Theo kết quả đánh giá xếp loại của Tổ chức QS World), là Trung tâm đào tạo và nghiên cứu uy tín của Liên bang Nga.
Trường nhận được nguồn tài trợ của Cơ quan hợp tác Liên bang Nga để phát triển lĩnh vực số hóa hiện đại cho học sinh và giáo viên các nước đối tác của Nga thông qua Dự án "Phát triển kiến thức kỹ thuật số cho học sinh và đào tạo giáo viên cho việc chuyển đổi kỹ thuật số giáo dục".
Các học sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú thích thú tham gia các giờ học thực hành
Theo đó, Trường Đại học Quốc gia Tomsk sẽ đào tạo mô hình 3D đối với học sinh và công nghệ giáo dục kỹ thuật số cho giáo viên. Trong hoạt động triển khai năm 2019, Trường Đại học Quốc gia Tomsk sẽ trang bị cho học sinh kỹ năng thành thạo mô hình hóa 3D, mang tính định hướng thực hành phù hợp với nhiều nhóm học sinh.
Từ ngày 1 đến hết ngày 9-12, nhóm chuyên gia Trường Đại học Quốc gia Tomsk đã thực hiện khóa học dành cho 70 học sinh và 24 giáo viên của Trường THPT chuyên Trần Phú (thành phố Hải Phòng). Đối với học sinh, đây là một sản phẩm giáo dục kỹ thuật số chuyên sâu, trong đó những người tham gia đã tiến hành làm việc theo nhóm trong một thời gian ngắn, phân công vai trò của thành viên và hoàn thành bài tập thiết kế, chế tạo máy bay và tàu thủy.
Các chuyên gia Trường Đại học Quốc gia Tomsk giảng kiến thức kỹ thuật số cho học sinh
Trong ngày học đầu tiên, các học viên đã hoàn thành các công việc chế tạo mô hình tàu, hạ thủy và đo các thông số vật lý chính chuyển động của tàu. Ngày thứ hai, các học viên học chương trình thiết kế mô hình 3D Tinkercad trên máy tính, các học viên đã tạo ra các mô hình 3D của con tàu do chính mình chế tạo.
Học sinh tham gia khóa học đã nhận được các kiến thức, hướng dẫn cần thiết để làm việc trên nền tảng Exterium về mô hình 3D. Khi trình diễn các sản phẩm 3D do mình thiết kế và chế tạo, các học viên đã tích cực tham gia vào công việc, đặt câu hỏi cho người thuyết trình để làm rõ các giải pháp được áp dụng để tối ưu hóa sản phẩm.
Các thiết kế và phương pháp tiếp cận để tạo ra mô hình 3D được các nhóm học sinh thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Các học sinh tham gia khóa học có khả năng tiếp thu và ứng dụng kiến thức rất tốt.
Phương pháp giáo dục mới khơi dậy niềm yêu thích khoa học của các học sinh
Cô giáo Nguyễn Bích Nguyên, giáo viên tiếng Nga, Trường THPT Chuyên Trần Phú cho biết, do có sự khác biệt về giáo dục giữa Việt Nam và các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), các học viên Việt Nam rất chăm chú lắng nghe bài giảng và giao tiếp với giáo viên một cách tự tin.
Một cuộc khảo sát đã được thực hiện và kết quả cho thấy các học sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú đánh giá cách tiếp cận giảng dạy của chuyên gia Nga rất mới, nội dung học rất hữu ích và mong muốn được tiếp tục học tập theo định hướng làm việc theo nhóm và công nghệ số hóa.
Công tác chuẩn bị phiên dịch được làm tốt nên việc việc chuyển giao kiến thức không gặp trở ngại. Học sinh có kiến thức tốt về tiếng Anh, thông qua các lớp học, nhiều học viên đã tăng cường thêm kiến thức ngôn ngữ (tiếng Nga và tiếng Anh).
NGƯT.PGS.TS Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD-ĐT; Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đỗ Văn Lợi cùng đoàn của Trường Đại học Quốc gia Tomsk, Trường THPT Chuyên Trần Phú chụp ảnh lưu niệm
Thông qua khóa học này, giáo viên nhà trường cũng được cung cấp một số công cụ làm việc trực tuyến để sử dụng trong quá trình giảng dạy: tạo nội dung bài giảng, công cụ đánh giá kết quả học tập... Với tất cả sự cởi mở, thân thiện và chân thành trong mối quan hệ làm việc, nội dung khóa học đã góp phần nâng cao khả năng chuyên môn chuyên sâu và phù hợp với thực tiễn giảng dạy của giáo viên.
Các giáo viên đã tham gia đầy đủ các giờ học, nhanh chóng tiếp nhận kiến thức, tích cực hoạt động theo nhóm, hiểu rõ và chính xác bản chất của bài giảng, hành động phù hợp với mục tiêu, bên cạnh đó không làm mất đi tính sáng tạo cá nhân trong công việc. Giáo viên tham gia khóa học thể hiện tốt kỹ năng phân tích và áp dụng phương pháp luận phù hợp cho quá trình ứng dụng kiến thức. Một số giáo viên đã ứng dụng tốt kiến thức của khóa học cho công tác giảng dạy.
Giáo sư Artyom Rưkun, Phó Hiệu trưởng phụ trách Hợp tác quốc tế Trường Đại học Quốc gia Tomsk, người tổ chức Dự án trao khen các học sinh xuất sắc
Giáo sư Artyom Rưkun, Phó Hiệu trưởng phụ trách Hợp tác quốc tế Trường Đại học Quốc gia Tomsk, người tổ chức Dự án bày tỏ sự hài lòng với kết quả kết quả học tập của giáo viên và học sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú và tin tưởng công việc sẽ đạt hiệu quả hơn nữa trong tương lai.
Thầy giáo Đoàn Thái Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Trần Phú khẳng định, việc một trường Đại học hàng đầu của Liên bang Nga và có thứ hạng rất cao trong bảng xếp hạng thế giới nhiệt tình trợ giúp, cử các Giảng viên và Chuyên gia đến trực tiếp giảng dạy đã tạo ra ấn tượng đặc biệt. Một tuần làm việc sôi động vất vả nhưng cũng tràn đầy hưng phấn và khởi tạo được những niềm đam mê mới, những cách tiếp cận vấn đề và thay đổi tư duy theo hướng tích cực hơn. Từ những giáo viên và học sinh lần đầu tiên tham dự Dự án cũng nhanh chóng lan tỏa trong tập thể giáo viên và học sinh Nhà trường và bắt đầu tạo hiệu ứng quan tâm tích cực từ phía cha mẹ các em.
Phát biểu tại lễ bế mạc khóa học, NGƯT.PGS.TS Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD-ĐT nhấn mạnh, Cuộc cách mạng 4.0 thực sự đang gõ cửa từng quốc gia. Nó đặt ra những thách thức và đòi hỏi việc giải quyết các vấn đề một cách cấp bách và triệt để. Với những người làm công tác giáo dục mà nhiệm vụ chính là đào tạo ra một lớp trẻ đáp ứng mọi tiêu chí và có cách tiếp cận ngắn nhất và hiệu quả nhất thì trách nhiệm càng lớn hơn. Với tư cách một người quản lý ngành giáo dục thành phố, ông bày tỏ sự vui mừng khi chứng kiến sự chuẩn bị tích cực hướng tới tương lai của thầy, trò Trường THPT Chuyên Trần Phú ngôi trường dẫn đầu trong thành phố với sự trợ giúp nhân văn của một đơn vị giáo dục quốc tế có uy tín và đẳng cấp - Trường Đại học Quốc gia Tomsk.
HẢI HẬU
10:41 22/12/2024
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Các hành vi bị nghiêm cấm
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Điều khoản thi hành
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh
CATP Hải Phòng chủ động bảo đảm an toàn Lễ Giáng sinh năm 2024
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế