Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 đứng trong tốp 10 nước hàng đầu thế giới về công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

16:12 21/02/2020

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến về thúc đẩy phát triển CN chế biến nông sản, cơ giới hóa nông nghiệp, sáng 21-2, tại điểm cầu Hà Nội. Cùng dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Cường – Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT, lãnh đạo các bộ, ban, ngành TW. Tại điểm cầu Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đình Chuyến và lãnh đạo một số Sở, ban, ngành, doanh nghiệp chế biến nông sản, cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

10 năm trở lại đây, cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản của Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể. Cả nước đã hình thành, phát triển hệ thống CN chế biến bảo quản nông sản với trên 7.500 cơ sở quy mô CN gắn với xuất khẩu và hành vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình. CN chế biến nông sản đã đạt mức trung bình của thế giới. Tăng trưởng CN chế biến nông sản góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của ngành nông nghiệp, đóng góp quan trọng nâng cao kim ngạch xuất khẩu nông sản. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân tăng 8-10%/năm, năm 2019 đạt mức 41,3 tỷ USD.

Ở lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp, số lượng, chất lượng, chủng loại máy móc, thiết bị nông nghiệp được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng qua các năm. Hiện trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 mã lực/1ha canh tác. Mức độ cơ giới hóa một số khâu trong nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh như: trong lĩnh vực trồng trọt khâu làm đất trồng lúa đạt 95%, mía đạt trên 90%. Ở lĩnh vực chăn nuôi, các trang trại quy mô lớn cơ giới hóa chuồng trại, cung cấp thức ăn, nước uống đạt trên 90%; xử lý môi trường đạt 55%...

Tại Hải Phòng, những năm gần đây nhờ đẩy mạnh áp dụng CN đồng bộ vào sản xuất chế biến đã góp phần giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế. Mức độ cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh. Nhất là trong lĩnh vực trồng trọt, khâu làm đất, thu hoạch... đạt 100%; khâu chăm sóc, bảo vệ thực vật, các loại cây trồng đạt 70%. Hiện toàn thành phố có 20 HTX, tổ dịch vụ cơ giới hóa tham gia vào hoạt động sản xuất chung của HTX tại địa phương...

Để đạt được mục tiêu đến năm 2030, CN chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giời, là trung tâm chế biến sâu, logistics nông sản toàn cầu; những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung đều được cơ giới hóa đồng bộ, tiến tới tự động hóa. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ NN&PTNT chủ trì khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển CN chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trình Thủ tướng xem xét, quyết định; nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển cơ giới hóa và CN chế biến nông sản đến năm 2030. Rà soát, tổng hợp xây dựng Nghị định mới để thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp. Bộ Công Thương sớm triển khai chiến lược phát triển ngành cơ khí miền Nam; Bộ KH&CN triển khai các chương trình KHCN Quốc gia, hướng dẫn người dân, HTX, doanh nghiệp, nâng cấp CN chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy hải sản...

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông