09:57 09/11/2017 Thành phố Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu ở miền Bắc trong xây dựng và triển khai mô hình Chợ kiểu mẫu đạt chuẩn về PCCC. Đến nay, sau 3 năm triển khai xây dựng, nhiều địa phương tích cực vào cuộc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tuy nhiên, thực thế còn có một số khó khăn, vướng mắc, cần những giải pháp đồng bộ, tích cực.
Nhiều khó khăn, vướng mắc
Ngay sau khi có Kế hoạch số 7854/KH-UBND của UBND thành phố, Cảnh sát PCCC thành phố tham mưu giúp UBND thành phố chỉ đạo các quận, huyện chỉ đạo việc xây dựng chợ kiểu mẫu đạt chuẩn về PCCC. Đơn vị tổ chức rà soát, đánh giá theo 20 tiêu chí chợ kiểu mẫu đạt chuẩn về PCCC. Hướng dẫn, tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC sâu rộng tới toàn thể bà con và các hộ kinh doanh tại chợ, vận động các hộ kinh doanh tiểu thương tích cực trong việc thực hiện các tiêu chí.
Sau 3 năm thực hiện, hầu hết các chợ đã được cải thiện rõ rệt, các cấp, các ngành đã có sự quan tâm đúng mực đến công tác PCCC, ý thức trách nhiệm của các hộ kinh doanh được nâng cao. Tuy nhiên, việc thực hiện các tiêu chí chợ kiểu mẫu đạt chuẩn về PCCC còn chậm, đặc biệt là các tiêu chí liên quan đến giao thông, khoảng cách an toàn về PCCC, hệ thống điện, việc sắp xếp hàng hóa và trang thiết bị phương tiện PCCC…
Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 05 chợ đạt đủ 20 tiêu chí được công nhận chợ kiểu mẫu đạt chuẩn về PCCC. Đó là các chợ: chợ Đông, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo và chợ Đầm Triều, phường Quán Trữ, quận Kiến An; chợ Hàng, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân; chợ Phúc Hải phường Đa Phúc, Quận Dương Kinh; chợ thị trấn An Lão, thị trấn An Lão, huyện An Lão. Song nhìn chung, hầu hết các chợ còn lại trên địa bàn thành phố đã có chuyển biến tích cực nâng số tiêu chí an toàn PCCC các chợ từ 0 lên 7,8, một số chợ nâng đến 16,17 tiêu chí an toàn.
Nguyên nhân dẫn tới thực tế nói trên, trước hết, do nhận thức của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo, cấp ủy các cấp và cơ quan quản lý đô thị còn hạn chế, xem nhẹ công tác PCCC, không quan tâm chỉ đạo đầu tư về công tác PCCC, nhất là trong việc đầu tư xây dựng mới hay cải tạo, sửa chữa liên quan đến an toàn PCCC cho công trình, như: Khoảng cách an toàn PCCC, lối thoát nạn, giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, trang thiết bị phương tiện PCCC, hệ thống điện, vật liệu chống cháy trong xây dựng và việc bố trí các ngành hàng….
Thiếu tướng Lê Quốc Trân – Giám đốc Cảnh sát PCCC thành phố kiểm tra tiến độ xây dựng chợ kiểu mẫu an toàn về PCCC trên địa bàn thành phố. Ảnh Lệ Trang.
Bên cạnh đó, vai trò trách nhiệm của các Phòng ban nghiệp vụ của Ban quản lý, tổ quản lý các chợ chưa được phát huy đúng với chức trách nhiệm vụ được giao, chưa nắm bắt đầy đủ các văn bản, qui định pháp luật về PCCC, như: Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ; Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 02/2003/NĐ-CP .
Nhiều chợ của thành phố đã được hình thành quá lâu với qui mô, mật độ lúc đó còn thấp. Việc tự ý cải tạo dẫn đến nhiều sai phạm trong công tác PCCC, như: tự ý cơi nới, lấn chiếm lòng đường, lối đi lại, che đậy bằng vật liệu dễ cháy, đấu mắc thêm các thiết bị tiêu thụ điện… Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách cấp, nguồn thu của chợ được nộp về cho UBND cấp huyện, cấp xã nhưng sự quan tâm đầu tư lại từ nguồn thu này rất hạn chế. Một số quận, huyện không bỏ nguồn ngân sách để đầu tư phát triển chợ mà chỉ dùng nguồn ngân sách do thành phố cấp, trong khi theo điều 56 Nghị định 79/NĐ-CP thì UBND các cấp có trách nhiệm đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và trang bị phương tiện PCCC. Nguồn ngân sách do Sở Tài chính cấp cho các quận, huyện phục vụ cho công tác PCCC còn hạn chế…
Các cấp nâng cao trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu đầu tư
Thời gian tới, để thực hiện triệt để các tiêu chí chợ kiểu mẫu đạt chuẩn an toàn về PCCC, cầntăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC. Cụ thể là việc đầu tư ngân sách và bố trí các nguồn kinh phí khác để thực hiện các yêu cầu về công tác PCCC và đáp ứng cho hoạt động PCCC của các chợ theo quy định của Luật PCCC, Luật Ngân sách và thực hiện xã hội hóa trong đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy. Lực lượng Cảnh sát PCCC thành phố chủ động kiểm tra, nắm tình hình việc triển khai thực hiện công tác PCCC của các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn thành phố; tham mưu cho UBND thành phố, UBND các quận, huyện trong việc triển khai thực hiện các tiêu chí chợ kiểu mẫu đạt chuẩn về PCCC.
Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm trong tổ chức chỉ đạo của người đứng đầu cơ sở, ban quản lý chợ. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức về PCCC; công tác tự kiểm tra an toàn PCCC theo chế độ thường xuyên, định kỳ, đột xuất..; thực hiện nghiêm việc thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC theo quy định của pháp luật.
Đặc biêt, cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện công tác PCCC. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC nói chung, về PCCC chợ nói riêng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, nhân viên, các hộ kinh doanh, người dân và các hộ dân xung quanh chợ.
Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp về lối thoát nạn an toàn. Cụ thể, các chợ phải bố trí lối thoát nạn bắt buộc theo quy định tại Quy chuẩn quốc gia an toàn cháy nổ cho nhà và công trình QCVN 06:2010/BXD, tiêu chuẩn chợ TCVN 9211: 2012 và các tiêu chuẩn khác có liên quan. Các chợ phải niêm yết sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn trong chợ phục vụ thoát nạn nhanh chóng khi có sự cố. Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, biển chỉ dẫn thoát nạn tại các khu vực kinh doanh trong chợ đảm bảo số lượng và cường độ ánh sáng phục vụ thoát nạn và đảm bảo cho mọi người nhận biết được các đường, lối thoát nạn khi có sự cố để thoát nạn nhanh chóng, an toàn.
Phải có biện pháp bảo vệ thông gió, hút khói nhằm đảm bảo thoát nạn an toàn cho người khi xảy ra cháy. Thường xuyên đảm bảo tình trạng thông thoáng đường thoát nạn trong chợ. Nghiêm cấm việc để xe máy trong chợ làm cản trở lối thoát nạn. Đồng thời, thực hiện các giải pháp về khoảng cách an toàn và chống cháy lan; an toàn điện; giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy;quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt; đảm bảo trang bị phương tiện báo cháy và phương tiện chữa cháy; bố trí lực lượng PCCC tại chỗđảm bảo số lượngtheo quy định, có khả năng xử lý kịp thời các sự cố cháy nổ tại chợ.
Bên cạnh đó, cần chú trọng tạo nguồn lực cho việc đầu tư phát triển chợ, cụ thể như: Khuyến khích việc chuyển đổi mô hình phát triển chợ theo Nghị định 114/2009/NĐ-CP của Chính Phủ, cụ thể là khuyến khích các tổ chức và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng nhà nước đầu tư xây dựng các chợ. Đối với các chợ đang hoạt động trong diện chuyển đổi mô hình phát triển chợ nhưng chưa kịp thời chuyển đổi được ngay thì cần phải có sự quan tâm nhà nước, chính quyền địa phương cho công tác duy trì và hoạt động của chợ khi xảy ra sự cố mưa dột, sập đổ hay cháy, nổ.
Đối với các chợ có nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh của chợ thì phải có cơ chế trong việc tái đầu tư để phục vụ cho việc sửa chữa phát triển chợ ngày càng văn minh, hiện đại, tránh trường hợp không tái đầu tư gây xuống cấp của chợ. Đối với các chợ nông thôn, cần gắn liền các điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC trong quá trình phát triển chợ hoặc khi tiến hành cải tạo hoặc xây mới chợ. Khi có các công trình, dự án cho việc đầu tư xây dựng chợ thì các cấp Ủy đảng, các Sở, ngành thành phố phải gắn liền với công tác đảm bảo an toàn PCCC ngay từ ban đầu.
Lệ Trang
16:33 22/12/2024
14:01 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết