Xử lý 1.696 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

00:51 30/12/2014

  Kiểm tra nồng độ cồn  

 

Kiểm tra nồng độ cồn
Kiểm tra nồng độ cồn

 

Năm 2014, Phòng PC67 Công an thành phố đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 1.696 trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, trong đó có 532 trường hợp vi phạm là lái xe ô tô và 1.164 trường hợp là lái xe mô tô, xe gắn máy.

Đơn vị đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3,4 tỷ đồng; áp dụng biện pháp tước giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện có thời hạn đối với hầu hết các trường hợp vi phạm, góp phần hạn chế số vụ tai nạn có nguyên nhân từ rượu bia.

Để có được kết quả trên, Phòng PC67 đã tổ chức nhiều đợt cao điểm kiểm tra nồng độ cồn. Chẳng hạn, Đội CSGT số 2 tổ chức kiểm tra nồng độ cồn trên tuyến đường Phạm Văn Đồng (tỉnh lộ 353) trong dịp khai trương mùa du lịch Đồ Sơn 2014 (từ ngày 15-4 đến 15-6). Qua đó, đã xử lý 168 trường hợp vi phạm; xử phạt hành chính 467,5 triệu đồng; áp dụng hình thức phạt phụ là tước GPLX và tạm giữ phương tiện có thời hạn đối với 168 trường hợp vi phạm; Trạm CSGT Bến Bính duy trì thường xuyên việc kiểm tra nồng độ cồn 2 ngày/tuần.

Đặc biệt, thực hiện kế hoạch số 991/KH-CATP-PC67 ngày 11-8-2014 của Giám đốc Công an thành phố đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng chất ma túy, Phòng PC67 chủ trì phối hợp với các Phòng PC65, PC47 và công an các quận, huyện tổ chức 35 buổi kiểm tra. Qua đó đã phát hiện, xử lý 281 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; xử phạt hành chính 1,384 tỷ đồng; đồng thời phát hiện 3 vụ tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; thu giữ 1,7560g ma túy.

Theo Phòng PC67, những người lái xe khách chuyên tuyến hoặc lái xe tải và taxi chuyên nghiệp ít vi phạm về nồng độ cồn. Bởi lẽ họ đã ý thức được hậu họa của rượu bia, việc xử lý nghiêm của pháp luật cũng như chủ doanh nghiệp, phương tiện về vi phạm này. Tuy nhiên, nhóm đối tượng lo ngại nhất là những người lái xe ô tô không thường xuyên như ô tô gia đình, ô tô cá nhân; những người đi thuê, mượn phương tiện; đối tượng là thanh thiếu niên… Về địa bàn, vi phạm nồng độ cồn ở khu vực nông thôn diễn ra khá phức tạp, mà chủ yếu là do thói quen sinh hoạt ăn uống và sử dụng phương tiện trong đám cưới hoặc đám tang. Tình trạng thanh thiếu niên uống rượu bia, điều khiển phương tiện, không đội MBH, chở quá số người quy định đi theo ô tô là khá phổ biến, vì vậy nguy cơ gây ra va chạm, TNGT rất cao. Trong khi đó, khi gặp tình huống này, lực lượng chức năng rất khó kiểm tra, xử lý.

Đoàn Lanh


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông