13:59 05/01/2023 Năm 2022 là một năm có nhiều hoạt động nổi bật và tích cực của ngành Dân số thành phố. Trong đó đánh dấu những sự kiện tiêu biểu và dấu mốc quan trọng của công tác dân số thời gian qua.
1- Thành phố Hải Phòng ban hành các Nghị quyết nhằm thúc đẩy, hỗ trợ việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách dân số - đó là hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dân số, họ là mắt xích quan trọng, làm cầu nối đưa các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số đến với người dân, góp phần làm lên những thành quả của công tác dân số trên địa bàn thành phố thời gian qua. Tuy nhiên, trong nhiều năm chế độ bồi dưỡng hàng tháng đối với đội ngũ này quá thấp (150.000 đồng/người/tháng) so với yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn.
Ngày 10/12/2021 Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết số 20/2021/NQ-HĐND về số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố và kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Theo đó, từ ngày 01/01/2022 mức chi bồi dưỡng cộng tác viên dân số tăng lên là 0,2 mức lương cơ sở, điều này đã tạo động lực để cộng tác viên dân số ở cơ sở phấn khởi, trách nhiệm và yên tâm gắn bó với cộng việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Trước yêu cầu chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) sang dân số và phát triển để giải quyết toàn diện các vấn đề dân số về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 10/01/2018 của Thành ủy Hải Phòng về công tác dân số trong tình hình mới, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách về dân số và phát triển của Đảng, Nhà nước thành các cơ chế, chính sách, biện pháp triển khai trên địa bàn thành phố Hải Phòng là rất cần thiết.
Ngày 09/12/2022 Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND quy định một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các tập thể cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn thành phố Hải Phòng.Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/01/2023. Nghị quyếtnhằm thúc đẩy, hỗ trợ việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết 21, đặc biệt là những chỉ tiêu khó đạt, chưa mang tính bền vững như: chỉ tiêu duy trì mức sinh thay thế, mất cân bằng giới tính khi sinh, khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi…
Việc ban hành kịp thời 02 Nghị quyết trên đã thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đối với công tác dân số nói riêng và sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung, góp phần cho thành phố phát triển nhanh và bền vững.
Nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách thành phố và các địa phương được quan tâm bố trí để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về công tác dân số trong tình hình mới.
2- Hải Phòng tiếp tục là 1 trong 9 tỉnh, thành phố trong cả nước duy trì mức sinh thay thế. Số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giai đoạn 2017-2021 là 2,1 con. Chất lượng dân số thành phố từng bước được cải thiện
Dân số thành phố đến năm 2022 đạt mốc 2.097.103 người. Mục tiêu của cuộc vận động “Mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con để nuôi và dạy cho tốt” đã thực sự được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng, mô hình gia đình sinh đủ hai con ngày càng được chấp nhận rộng rãi.
Chất lượng dân số của Hải Phòng trong những năm qua đã được nâng lên rõ rệt. Năm 2022 Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 66% đạt 102% KH năm, tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh đạt 61,23% đạt 102% KH năm, tuổi thọ bình quân đạt 74,7 tuổi cao hơn toàn quốc (73,7 tuổi).
Các Chương trình, Đề án nâng cao chất lượng dân số đã tập trung triển khai các hoạt động về: chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên; khuyến khích nam, nữ thanh niên kết hôn ở độ tuổi thích hợp; tổ chức tư vấn, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm các yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai cho đối tượng trước hôn nhân và phụ nữ mang thai; tuyên truyền vận động tham gia tầm soát trước sinh và sơ sinh, giảm tỷ lệ người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng.
3- Áp dụng hiệu quả mô hình Dân vận khéo trong hoạt động truyền thông, vận động để đẩy mạnh tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai tới người dân có nhu cầu
Thực hiện Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc giao chỉ tiêu kế hoạch dân số- kế hoạch hóa gia đình năm 2022, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy cơ quan Sở Y tế. Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành về việc nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong cơ quan nhà nước các cấp.
Để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm về các biện pháp KHHGĐ, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và đẩy mạnh xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hoá chăm sóc sức khoẻ sinh sản theo kế hoạch giao của Ủy ban nhân dân thành phố và Quyết định số 233/QĐ-SYT ngày 28/2/2022 của Sở Y tế về việc giao chỉ tiêu tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai năm 2022 cho các đơn vị y tế, dân số trên địa bàn thành phố. Chi bộ Chi cục Dân số - KHHGĐ thành phố đã đăng ký xây dựng mô hình dân vận khéo nhằm khuyến khích đảng viên, công chức, viên chức làm công tác y tế, dân số từ thành phố đến cơ sở nêu cao tinh thần, trách nhiệm,“ khéo“ trong công tác truyền thông, tư vấn đẩy mạnh xã hội hoá các phương tiện tránh thai và hàng hoá chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2022. Thông qua các hoạt động từ mô hình dân vận khéo đã đạt được hiệu quả như sau:
- Hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch năm về thực hiện các biện pháp KHHGĐ do UBND thành phố và Sở Y tế giao. Góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ.
- Nâng cao kỹ năng truyền thông, tư vấn và nêu cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.
- Áp dụng chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ xã hội hoá các phương tiện tránh thai và hàng hoá chăm sóc sức khoẻ sinh sản bằng phương pháp truyền thông trên nền tảng công nghệ số được đông đảo người dân tiếp cận thông tin và tham gia sử dụng các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ.
- Thông qua các hoạt động truyền thông vận động từng bước thay đổi nhận thức của cán bộ đảng viên, công chức, viên chức về chính sách dân số và phát triển, đặc biệt là việc thay đổi cơ chế chính sách về KHHGĐ từ bao cấp, miễn phí sang xã hội hóa để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của toàn xã hội đối với công tác dân số.
4- Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động truyền thông về dân số và phát triển
Năm 2022, dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, tổ chức các hoạt động trong điều kiện “bình thường mới”, các hoạt động truyền thông về nội dung dân số và phát triển được triển khai sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhóm đối tượng đặc thù, khó tiếp cận là công nhân trong các nhà máy, khu công nghiệp, vị thành niên/thanh niên, nam nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người cao tuổi thông qua việc phối hợp Ngành Giáo dục và Đào tạo, Liên Đoàn lao động, Hội Người cao tuổi, Hội Kế hoạch hóa gia đình..., đồng thời đẩy mạnh và phát huy truyền thông hiện đại trên nền tảng công nghệ số, trên mạng xã hội: Zalo, Facebook, TikTok, YouTube... Năm 2022, tiếp nối thành công của các cuộc thi trên mạng do Tổng cục Dân số phát động, thành phố Hải Phòng tích cực tham gia nhiều cuộc thi với các chủ đề: Ngành Dân số đồng hành cùng cả nước chống dịch Covid-19; Giữ tay sạch khuẩn - Hưởng ứng Ngày vệ sinh tay thế giới 5/5; Gia đình sạch khuẩn - Gắn kết yêu thương; Sống chủ động - Cùng viết lên câu chuyện ngày mai (Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9) với tổng số 1.076 bài dự thi, đạt 18 giải, trong đó có 01 giải nhất, 01 giải nhì, 05 giải ba và 11 giải khuyến khích cho các tập thể, cá nhân đến từ Chi cục Dân số-KHHGĐ thành phố, Trung tâm Dân số-KHHGĐ các quận, huyện, các trường học và khu công nghiệp trên toàn thành phố.
5- Tổ chức thành công Chiến dịch truyền thông tư vấn chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) tại 217 xã, phường, thị trấn và Chiến dịch truyền thông cung cấp dịch vụ lưu động tại huyện đảo Bạch Long Vĩ
Năm 2022, thành phố tổ chức Chiến dịch truyền thông tư vấn chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình tập trung từ 15/4/2022 đến ngày 30/6/2022 tại 15/15 quận, huyện với 217 xã, phường, thị trấn đều triển khai Chiến dịch trọng điểm. Công tác đáp ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ được tăng cường đảm bảo an toàn, thuận tiện cũng như đa dạng về các biện pháp tránh thai với kết quả: Khám phụ khoa cho 17.865 người, trong đó có 5.711 người mắc bệnh, điều trị cho 5.633 người; đặt dụng cụ tử cung đạt 103.39% kế hoạch chiến dịch (KHCD), thuốc tiêm tránh thai đạt 101.48% KHCD, thuốc cấy tránh thai đạt 346% KHCD, cấp phát viên uống tránh thai cho 21.822 người, bao cao su cho 43.237 người.
Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng dân số vùng hải đảo, Sở Y tế chỉ đạo Chi cục Dân số-KHHGĐ và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tổ chức Chiến dịch truyền thông tư vấn lưu động và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, đã thu hút gần 200 người là người dân, ngư dân, cán bộ làm việc trên đảo được tư vấn, khám, siêu âm, cung cấp các biện pháp tránh thai và cấp phát thuốc điều trị phụ khoa, kịp thời phát hiện ca bệnh nặng chuyển điều trị. Cũng trong dịp này, đã tặng hơn 100 suất quà cho người dân tham gia. Thông qua Chiến dịch đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân chủ động hơn trong vấn đề CSSKSS/KHHGĐ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và xã hội, thực hiện tốt công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho cán bộ, nhân dân trên đảo và ngư dân trên biển, tạo niềm tin, điểm tựa vững chắc, để cán bộ và ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, bám đảo sản xuất, xây dựng kinh tế biển, giữ vững chủ quyền biển, đảo quê hương.
6- Hoàn thành Đổi sổ A0 theo phần mềm MISH2022, kết nối thông tin 3 cấp Huyện - Thành phố - Trung ương; Triển khai thực hiện Thông tư số 01/2022/TT-BYT ngày 10/01/2022 của Bộ Y tế về “Quy định ghi chép ban đầu và chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành”
Năm 2022, Hệ thống Kho dữ liệu điện tử của thành phố và 14 quận, huyện tiến hành cài đặt phần mềm MIS2022 và Đổi sổ A0 giai đoạn 2022-2025. Toàn thành phố in 2.393 sổ A0, quản lý 557.297 hộ dân cư với 2.112.465 nhân khẩu; 100% quận, huyện triển khai và thực hiện các chỉ tiêu báo cáo thống kê chuyên ngành dân số bằng phần mềm MIS2022 từ quý III/2022 và kết nối thông tin 3 cấp Huyện- Thành phố - Trung ương theoThông tư số 01/2022/TT-BYT ngày 10/01/2022 của Bộ Y tế. Các thông tin trong kho dữ liệu điện tử ngành Dân số đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của chương trình dân số, nâng cao chất lượng quản lý dân cư; cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin, số liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành, xây dựng kế hoạch, xây dựng chính sách, phát triển kinh tế-xã hội của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan.../.
15:49 22/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết