Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Hướng tới thành lập Trung tâm nghiên cứu đánh giá ký tự miễn dịch phát hiện sớm ung thư

    18:41 15/04/2024

    Chiều 15/4, đoàn Viện Nghiên cứu Y sinh thành phố Hồ Chí Minh do tiến sĩ Nguyễn Hữu Huân, Viện trưởng viện Nghiên cứu Y sinh thành phố Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp về việc xác định ký tự (dấu ấn) miễn dịch (Immunosignature) ở bệnh nhân ung thư Việt Nam. Tiếp đón đoàn có TS. BSCKII Nguyễn Quang Tập, Chủ tịch Hội đồng quản lý bệnh viện; TS.BS Đỗ Mạnh Thắng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, các đồng chí trong Ban giám đốc; lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm bệnh viện.

    Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp và các đơn vị liên quan nghe giới thiệu về công nghệ ký tự miễn dịch ứng dụng trong phát hiện sớm ung thư, từ đó xác định hiệu quả và phương thức ứng dụng công nghệ trong hoạt động thực tiễn chẩn đoán và điều trị ung thư.

    Quang cảnh buổi làm việc

    Theo báo cáo của đoàn công tác Viện Nghiên cứu Y sinh thành phố Hồ Chí Minh, công nghệ ký tự miễn dịch (Immunosignature) được phát triển bởi nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Biodesign, Đại học Arizona, Hoa Kỳ. Viện Nghiên cứu Y sinh thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai nghiên cứu công nghệ ký tự miễn dịch ứng dụng trong phát hiện sớm ung thư.

    Khi cơ thể đã bắt đầu xuất hiện tế bào ung thư, mặc dù ở số lượng rất ít, hệ miễn dịch đã có thể nhận biết được và sẽ hình thành các kháng thể đặc hiệu cho các epitope lạ trên bề mặt tế bào ung thư.

    Với trên 400.000 các peptide khác nhau được phủ lên microarray thì có thể phát hiện được các kháng thể đặc hiệu cho các epitope lạ trên bề mặt tế bào ung thư kể cả ở giai đoạn rất sớm.

    Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huân, Viện trưởng viện Nghiên cứu Y sinh thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi làm việc

    Việc sử dụng công nghệ ký tự miễn dịch để tìm dấu ấn miễn dịch đặc hiệu cho các loại ung thư ở Việt Nam để phục vụ cho phát hiện sớm ung thư. Cụ thể sẽ xác định ký tự miễn dịch trên các nhóm bệnh nhân ung thư phổi, dạ dày, gan, vú, đại trực tràng.     

    TS. BSCKII Nguyễn Quang Tập, Chủ tịch Hội đồng quản lý bệnh viện

    Trên cơ sở xác định hiệu quả và phương thức ứng dụng công nghệ trong hoạt động thực tiễn, Viện Nghiên cứu Y sinh thành phố Hồ Chí Minh mong muốn hợp tác với Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp các nội dung như: Bệnh viện Việt Tiệp sẽ cung cấp mẫu huyết thanh cùng chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh cho Viện Nghiên cứu Y sinh để đánh giá ký tự miễn dịch.

    Trong đó, ưu tiên 5 ung thư hàng đầu ở Việt Nam gồm: phổi, dạ dày, gan, vú, đại trực tràng. Các chi phí liên quan đến thu thập mẫu sẽ được chi trả bởi Viện Nghiên cứu Y sinh thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở thỏa thuận giữa hai đơn vị.

    Kết quả sẽ được Viện Nghiên cứu Y sinh tổng kết và báo cáo. Các bác sỹ và các nhà nghiên cứu khoa học của 2 viện có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu để đăng ký các đề tài nghiên cứu cấp bộ và nhà nước…

    TS.BS Đỗ Mạnh Thắng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp phát biểu tại buổi làm việc
    Các đại biểu tham dự buổi làm việc

    Tùy theo kết quả thu được và mức độ đầu tư của các nhà đầu tư và tài trợ, Viện Nghiên cứu Y sinh thành phố Hồ Chí Minh sẽ cùng Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp thành lập Trung tâm Ký tự miễn dịch (Immunosignature) tại Bệnh viện hữu nghị Tiệp để phục vụ nghiên cứu và cung cấp dịch vụ phát hiện sớm ung thư ở Việt Nam.

    VŨ DUYÊN

    Từ khóa:
    Bình luận của bạn về bài viết...

    captcha

    Bản tin Pháp luật

    Video clip

    Phóng sự ảnh

    An toàn giao thông