10:09 17/04/2021 Vừa qua, Bệnh viện Việt Tiệp đã tiếp nhận và xử trí thành công gắp dị vật đường thở là hạt quả hồng xiêm cho người bệnh 42 tuổi.
Thông tin từ Bệnh viện Việt Tiệp cho biết, người bệnh L.T.T ở nhà có ăn hồng xiêm không may bị sặc kèm theo xuất hiện ho, khó thở, đau tức ngực. Người bệnh đã cố gắng khạc nhưng không ra được. Tại cơ sở khám ban đầu, người bệnh được nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, xét nghiệm máu… không thấy bất thường. Về nhà một ngày, người bệnh thấy ho nhiều hơn và ho ra máu. Sau đó, tới khám tại Bệnh viện Việt Tiệp. Tại đây, người bệnh được chỉ định chụp cắt lớp vi tính và phát hiện hình ảnh dị vật đường thở trong lòng phế quản gốc phải. Các bác sĩ kỹ, thuật viên của Khoa Nội 2 và Khoa Thăm dò chức năng đã hội chẩn và thực hiện kỹ thuật can thiệp lấy dị vật bằng nội soi phế quản ống mềm cho người bệnh.
TS.BS Phạm Thị Phương Nam – Phó Trưởng Khoa Nội 2, người trực tiếp nội soi thực hiện gắp dị vật cho biết: Hạt hồng xiêm là một trong những dị vật đường thở khó lấy và luôn là thách thức cho ê – kíp nội soi do bề mặt trơn nhẵn và có gai nhọn sắc cạnh. Hạt hồng xiêm rất dễ bị trơn, tuột khi lôi kéo kèm nguy cơ gây xước rách đường thở nên đòi hỏi bác sĩ, kỹ thuật viên nội soi phải hết sức khéo léo, cẩn trọng trong quá trình can thiệp lấy dị vật. Rất may mắn quá trình can thiệp diễn ra thuận lợi, dị vật được lấy ra là hạt hồng xiêm to có kích thước 3 x 1,5 cm và không có tổn thương nào cho đường thở của người bệnh. Ngay sau khi thực hiện, người bệnh đã cảm thấy dễ chịu, hết khó thở, đỡ tức ngực.
TS.BS Phạm Thị Phương Nam cũng chia sẻ thêm: “Đã có nhiều người bệnh bị các dị vật đường thở khác đến từng đến điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp như mảnh xương, hạt hoa quả,…gây tổn thương đường hô hấp. Khi dị vật vào đường thở do sặc hoặc do vô ý hít phải, nếu lớn có thể bít cả đường thở gây suy hô hấp, tử vong. Nếu nhỏ sẽ vào sâu trong khí quản và tùy theo kích thước hoặc hình dáng mà vào sâu tới phế quản gốc hoặc các phế quản thùy phổi, gây ho, khó thở, khò khè, viêm phế quản để lâu có thể ho ra máu, gây viêm nhiễm hoặc áp xe quanh dị vật hoặc ở thùy phổi.”
Để phòng tránh nguy cơ bị dị vật đường thở, mọi người nên ăn chậm, nhai kỹ, trong lúc ăn không nên cười đùa, la hét. Đối với những trường hợp dị vật là những vật sắc nhọn đã được nuốt sâu không nên tự ý gây nôn, điều này có thể làm tổn thương thêm cho đường thở. Khi người bệnh bị sặc hoặc hóc dị vật và có biểu hiện đau tức ngực, ho dữ dội, cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và xử lý kịp thời gắp dị vật ra càng sớm càng tốt. Chế biến đồ ăn phù hợp tránh sặc, hóc đối với những người có nguy cơ cao như bệnh đột quỵ, tâm thần, người già, trẻ em.
Phòng Nội soi phế quản Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp được trang bị đồng bộ, hiện đại hệ thống nội soi phế quản ống mềm cùng bộ dụng cụ đi kèm đa dạng như kìm sinh thiết các cỡ, kìm cá sấu, chổi chải rửa phế quản, thòng lọng,…cho phép thực hiện nội soi thăm dò, nội soi chải rửa, nội soi sinh thiết, nội soi qua ống mở khí quản nội khí quản cho người bệnh thở máy, nội soi can thiệp lấy dị vật đường thở,… cùng hệ thống theo dõi diễn biến người bệnh trong quá trình nội soi. Vì vậy, nhiều người bệnh có bệnh lý phổi cũng đã được chẩn đoán sớm đúng, an toàn, hiệu quả và điều trị tích cực. Trường hợp người bệnh hóc hạt hồng xiêm này cũng đã được can thiệp nhanh gọn chỉ trong 5 phút, ê kíp đã lấy được dị vật khỏi đường thở một cách an toàn, chuẩn xác.
Vũ Duyên
15:49 22/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết