Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng: Tiếp nhận và xử lý 2 trường hợp bệnh nhi nhập viện do bị ong đốt

    18:05 22/05/2024

    Chiều 22/5, thông tin từ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, vào lúc 11h35 phút ngày 22/5, khoa Hồi sức tích cực và chống độc (Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng) tiếp nhận hai ca bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bị ong đốt ở các vị trí đầu, tay, ngực, lưng,… vết đốt đỏ, không nề, kích thước bằng đầu kim, trẻ đau nhiều vết đốt.

    Cụ thể, bệnh nhi B.T.N (12 tuổi), địa chỉ tại quận Hải An, trẻ nhập viện trong tình trạng tỉnh, thở oxy gọng, môi chi hồng. Phổi thông khí 2 bên được, không rale, không khó thở. Tim đều, rõ, mạch quay bắt rõ, tần số tim, nhịp xoang 130 lần/phút, huyết áp 120/80 mmHg. Bụng mềm, không chướng, gan lách không sờ thấy. Trẻ có khoảng trên 30 nốt ong đốt ở các vị trí đầu, tay, ngực, lưng, vết đốt đỏ, không nề, kích thước bằng đầu kim, trẻ đau nhiều vết đốt.

    Bệnh nhi B.T.N có khoảng trên 30 nốt ong đốt ở các vị trí đầu, tay, ngực, lưng, vết đốt đỏ, không nề, kích thước bằng đầu kim, trẻ đau nhiều vết đốt.

    Bệnh nhi thứ 2 là cháu N.H.Đ (2 tuổi), địa chỉ tại quận Hải An, trẻ nhập viện trong tình trạng tỉnh, thở oxy gọng, môi chi hồng. Phổi thông khí 2 bên được, không rale. Tim đều, rõ, mạch quay bắt rõ, tần số tim nhanh xoang 132 lần/phút, HA 100/60 mmHg. Bụng mềm, không chướng, gan lách không sờ thấy.  Trẻ có khoảng 7 nốt ong đốt ở các vị trí ngực, lưng, vết đốt đỏ, không nề, kích thước bằng đầu kim, đau nhiều.

    Cả 2 trường hợp bệnh nhi đều được các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng chẩn đoán trẻ phản vệ do ong đốt.

    Cả 2 trẻ đang được chăm sóc và điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

    Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra, xử trí và chỉ định làm những xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để nắm được tình trạng của bệnh nhi và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

    Theo các bác sĩ, vào những ngày hè, tình trạng ong đốt ngày càng phổ biến, khi bị ong đốt ngoài việc xử trí vết thương, người bị ong đốt cần được theo dõi và phát hiện các biến chứng cấp tính khác gây nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp người bệnh bị ong đốt những nơi như: đầu, mặt, cổ, xác định được loài ong đốt: ong rừng, ong vò vẽ,... đây là những loại ong có nọc độc mạnh, có khả năng gây ra nhiều biến chứng toàn thân. Người bị đốt có biểu hiện khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu,… cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời và tuyệt đối không được chủ quan khi bị ong đốt.

     VŨ DUYÊN

    Từ khóa:
    Bình luận của bạn về bài viết...

    captcha

    Bản tin Pháp luật

    Video clip

    Phóng sự ảnh

    An toàn giao thông