20:17 01/01/2018 Măng tươi có vị đắng, thơm đặc trưng và giòn nên thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như hầm xương, xào thịt bò, thịt lợn, xáo vịt, muối măng tỏi ớt...
Tuy được sử dụng phổ biến như một loại rau xanh nhưng măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao. Khi ăn, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.
Trẻ em, người già yếu dễ nhạy cảm với độc tính của nó. Thế nhưng các bà nội trợ đừng quá lo lắng vì có những cách chế biến đơn giản để loại bỏ độc tố trong măng nhằm giúp bạn thưởng thức trọn vẹn món ăn ưa thích này.
Để loại bỏ những độc tố có trong măng tươi, sau khi xắt măng thành các lát mỏng bạn nên ngâm trong nước gạo vài tiếng đồng hồ rồi đem luộc với nước sôi trong khoảng 10-15 phút. Trong quá trình luộc không đậy nắp nồi để các độc tố trong măng theo hơi nước bay ra ngoài.
Sau đó, vớt măng ra và rửa lại dưới vòi nước lạnh. Cách làm này không những giúp khử hết độc tố mà còn làm giảm đáng kể vị đắng của măng. Có một lưu ý nho nhỏ là riêng những món hầm hoặc lẩu, do thời gian nấu lâu nên đừng cắt măng quá mỏng, sau nhiều lần luộc sẽ làm măng mềm nhũn, mất đi độ giòn giòn, sần sật hấp dẫn.
Ngọc Oanh (tổng hợp)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Tiếp nhận, xác minh người đến trình báo
Hơn 13.000 bị hại dính "bẫy lừa" của đường dây tội phạm xuyên quốc gia
Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025
Xử phạt 75 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trong Mùng 1 Tết Ất Tỵ
Trạm Cảnh sát giao thông Quang Trung (Phòng Cảnh sát giao thông) xử phạt lái xe “nhồi nhét” khách
Cục CSGT thông tin về tình hình giao thông sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168
Tối 17/1, phát hiện 9 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng