08:39 14/03/2022 Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, thời gian qua, số ca nhiễm Covid-19 trên đị bàn thành phố liên tục tăng nhanh. Để ngăn chặn dịch bệnh cách tốt nhất hiện nay là tiêm vắc xin, đặc biệt tiêm đủ mũi cơ bản và hiện Việt Nam đang bắt đầu tiêm mũi 3 tăng cường, bên cạnh đó không quên thực hiện tốt khuyến cáo “5K” của ngành y tế. Tuy nhiên, nhiều người bị lỡ lịch tiêm vắc xin Covid-19 do thành F0. Dư luận quan tâm việc sau khi khỏi bệnh bao lâu thì đi tiêm vắc xin?
Theo bà N.T.N (xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng) chia sẻ, sau khi khỏi Covid-19 được 2 ngày, tôi nhận được thông báo tiêm vắc xin Covid-19. Thế nhưng ra trạm y tế thì được hướng dẫn 1 tháng sau mới tiêm. Trong khi đó, người quen tôi (ở địa phương khác) lại bảo ở chỗ họ cho tiêm ngay, tôi không hiểu gì cả.
Cũng cùng với ý kiến của bà N.T.N, nhiều người dân trên địa bàn thành phố cũng thắc mắc việc lỡ tiêm vắc xin do là F0, đến khi khỏi bệnh thì bao lâu được tiêm phòng vắc xin Covid-19?
Theo Sở Y tế thành phố cho biết, từ tháng 12-2021, Bộ Y tế hướng dẫn người dân sau khi khỏi Covid-19 và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định, hồi phục sức khỏe sẽ được tiêm vắc xin Covid-19 (bao gồm các liều vắc xin cơ bản và mũi tiêm nhắc lại). Việc tiêm nhắc lại vào thời gian nào sau khi khỏi Covid-19 phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dân. Theo hướng dẫn, có thể tiêm sau khi khỏi bệnh và hoàn thành cách ly y tế. Tuy nhiên, thực tế người bệnh sau khi khỏi không thể hồi phục sức khỏe ngay chỉ sau 1 - 2 tuần. Thông thường thời gian để sức khỏe hồi phục phải mất từ 2 tuần đến 1 tháng tùy thể trạng của mỗi người.
Sở Y tế cũng khuyến nghị, khi tiêm vắc xin Covid-19 sẽ có phản ứng thông thường, có thể gây mệt mỏi, đau nhức, sốt… Nếu sức khỏe chưa phục hồi, lại thêm những phản ứng sau tiêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Bởi vậy, người dân cần theo dõi sức khỏe, khi cảm thấy sức khỏe đã phục hồi mới tiếp tục tiêm vắc xin.
Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những đối tượng trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 là những người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần; chống chỉ định với những người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 cùng loại (lần trước) và có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Bộ Y tế cũng có hướng dẫn cụ thể, người chưa hoàn thành liều cơ bản có thể tiêm ngay sau khi khỏi và có thể trì hoãn đến tháng thứ 3 nếu đã hoàn thành liều cơ bản hoặc tiêm luôn mà không cần giữ khoảng cách tính từ lúc khỏi bệnh. Với những người đã tiêm 2 mũi Vero Cell thì mũi 3 có thể tiêm vắc xin cùng loại hoặc một trong các vắc xin như: AstraZeneca, Pfizer hay Moderna. Những người đã tiêm 2 mũi Astrazeneca thì có thể tiêm mũi 3 cùng loại hoặc tiêm vắc xin mRNA để thay thế. Tuy nhiên, trường hợp này nên tiêm Pfizer hoặc Moderna để có hiệu quả tốt nhất. Còn đối với những người đã tiêm 2 mũi Pfizer thì mũi 3 nên sử dụng là vắc xin mRNA (Pfizer hoặc Moderna).
TS.BS Nguyễn Quang Chính, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cho biết, giống như các loại vắc xin khác, vắc xin Covid-19 sẽ kích thích hệ miễn dịch cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và sẵn sàng chống lại tác nhân gây bệnh tương ứng với vắc xin đã dùng mỗi khi tác nhân gây bệnh đó xâm nhập cơ thể (được gọi là trí nhớ miễn dịch).
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khoẻ cho người được tiêm, ngăn ngừa khả năng bị bệnh nặng hoặc tử vong khi bị nhiễm SAR-CoV-2. Hơn thế nữa, tiêm vắc xin Covid-19 giúp bảo vệ những người xung quanh, bởi vì, người được tiêm vaccine đầy đủ ít có khả năng bị lây nhiễm nCOV và ít có khả năng trở thành người mang virus không triệu chứng (hay còn gọi là người lành mang virus) cho nên ít có khả năng lây lan nCOV cho những người tiếp xúc, đặc biệt người cao tuổi có mắc bệnh mạn tính, bệnh nền.
Theo BS Trần Thị Hải Ninh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Nếu đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 và đã bị nhiễm Covid-19 nhưng lại không thuộc nhóm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng; không thuộc nhóm người bệnh cần được chăm sóc dài ngày tại bệnh viện, có bệnh lý nền, tuổi từ 50 trở lên thì chưa cần tiêm liều vắc xin nhắc lại (mũi 3). Tuy nhiên, nếu 2 mũi vắc xin đã tiêm là vắc xin Sinopharm hoặc Sputnik thì bạn cần tiêm liều bổ sung (mũi 3). Thời gian tiêm mũi bổ sung cần sau mũi thứ 2 từ 28 ngày đến 3 tháng. Nếu trong khoảng thời gian trên, bạn đang điều trị và cách ly vì nhiễm Covid-19 thì người dân cần được tiêm ngay sau khi đã hoàn thành việc điều trị bệnh Covid-19 và hết thời gian cách ly.
VŨ DUYÊN
15:49 22/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết