16:16 11/06/2022 Hưởng ứng chương trình “Hành trình đỏ năm 2022”, chiều 11-6, tại hội trường Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng (số 54 Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng), Thường trực Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện thành phố phối hợp Thành đoàn Hải Phòng tổ chức Hội nghị tuyên truyền về bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Tới dự chương trình có các đồng chí: Bùi Mạnh Phúc, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố, Ủy viên Thường trực Chánh văn phòng Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố; Lê Hữu Toản, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp thành phó; Lê Khắc Nguyên Anh, Phó Bí thư Thành Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thành phố; Trịnh Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Hải Phòng cùng 100 đoàn viên thanh niên thành phố.
Tại Hội nghị, Tiến sĩ Hoàng Văn Phóng – Giám đốc Trung tâm Huyết học truyền máu - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã chia sẻ các thông tin chi tiết giúp cho đoàn viên thanh niên hiểu rõ hơn về Bệnh tan máu bẩm sinh, các kiến thức cơ bản về cách chăm sóc, phòng ngừa căn bệnh thiếu máu di truyền. Đồng thời, nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên về ý nghĩa và vai trò của bản thân trong hoạt động hiến máu tình nguyện.
Theo đó, bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu vào năm 1960.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 13 triệu người (tương đương 13% dân số) mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Mỗi năm có khoảng hơn 10.000 trẻ sinh ra bị bệnh, trong đó có khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng.
Mặc dù khoa học kỹ thuật đã phát triển, mọi điều kiện về vật chất và tinh thần của người bệnh đã được nâng lên đáng kể, tuy nhiên việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh.
Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động, tuổi thọ thấp...
Đối với bệnh nhân mức độ nặng và trung bình cần: truyền máu định kỳ và dùng thuốc thải sắt suốt đời; đến khám và điều trị đúng hẹn; khám lại ngay khi có dấu hiệu bất thường như: mệt nhiều, đau tim, khó thở, sốt cao, phù...; ghép tế bào gốc để điều trị bệnh, biện pháp này cần phải đáp ứng điều kiện ngặt nghèo hơn như phải tìm được nguồn tế bào gốc, điều kiện sức khỏe đảm bảo, chi phí cao...
VŨ DUYÊN
15:49 22/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết