Kinh tế tập thể, HTX là giải pháp cơ bản để thực hiện thành công tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

10:39 19/10/2021

Sáng 19-10, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT); 10 năm thi hành Luật HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự hội nghị có các đồng chí. Đồng chí Lê Minh Hoan – Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đồng Tháp. Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hải Phòng

Tại điểm cầu Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Thọ, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, đại diện 5 HTX nông nghiệp, 3 doanh nghiệp có hoạt động liên kết chuỗi giá trị nông sản tham dự hội nghị.

Triển khai Nghị quyết số 13 và Luật HTX năm 2012, tính đến nay, cả nước có 97% HTX nông nghiệp thực hiện đăng ký lại, chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Từ năm 2002 đến nay, cả nước đã giải thể, sáp nhập trên 4.500 HTX yếu kém, ngừng hoạt động; thành lập mới trên 14.500 HTX nông nghiệp (riêng giai đoạn 2012-2021 là gần 11.000 HTX mới thành lập) đưa tổng số HTX nông nghiệp của nước ta lên đạt gần 18.000 HTX.

Đáng chú ý, tổng kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp trên cả nước 20 năm qua đạt khoảng 8.180 tỷ đồng. Từ năm 2018 đến nay các HTX đã thu hút 858 cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học về làm việc.

Hiện, cả nước có gần 2,3 nghìn HTX nông nghiệp đã thành lập doanh nghiệp trong HTX, 2,2 nghìn HTX ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất; trên 4,3 nghìn HTX nông nghiệp đảm nhận bao tiêu nông sản.

Trong tổng số trên 5 nghìn sản phẩm OCOP cả nước, có 39% sản phẩm thuộc về các tổ hợp tác, HTX. Mỗi HTX nông nghiệp cung cấp từ 7-16 dịch vụ cho thành viên, hộ nông dân, góp phần tăng 20% thu nhập cho các hộ thành viên, khẳng định được vị trí của HTX trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

KTTT, HTX đã có những tiến bộ cả về số lượng, chất lượng, khắc phục được những tồn tại, yếu kém kéo dài, ngày càng khẳng định được tiềm năng, triển vọng phát triển trong tương lai.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Nghị quyết 13, Luật HTX năm 2012 còn vấp phải những khó khăn, bất cập nhất định.

Để đẩy mạnh phát triển KTTT, HTX kiểu mới trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT đề xuất một số quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp mới cần nghiên cứu, bổ sung cho Nghị quyết tiếp theo như sau: KTTT, HTX là giải pháp cơ bản để thực hiện thành công quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung, tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; phát huy tối đa lợi thế các vùng, miền, phù hợp với tính đặc thù của ngành nông nghiệp, địa bàn, hệ thống sản xuất, quy mô hoạt động của HTX; phát triển đa dạng các mô hình HTX nông nghiệp phù hợp với tính đặc thù, điều kiện của địa phương, trình độ phát triển, nhu cầu của hộ nông dân; ưu tiên phát triển HTX quy mô lớn gắn với vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP…  

Về giải pháp, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách phát triển HTX nông nghiệp; đẩy manh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là thu hút nguồn cán bộ, nhân lực trẻ đã qua đào tạo về làm việc cho HTX; khuyến khích các HTX nông nghiệp ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, chế biến, thương mại sản phẩm; thúc đẩy HTX nông nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị nông sản; củng cố, nâng cao vai trò, năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước và hỗ trợ HTX nông nghiệp…

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông