10:11 22/04/2018 Không chỉ giả danh gọi điện đe dọa để lừa đảo, tội phạm hiện nay còn triệt để lợi dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Messenger,… làm sợi dây kết nối tình cảm, khai thác thông tin, tìm hiểu tâm lý của người bị hại rồi sử dụngđủ các chiêu trò khác để chiếm đoạt tài sản.
Nhiều người đã mất trắng chỉ vì tin lời những người bạn ngoại quốc (ảnh minh họa)
Nếu như trước kia, lừa đảo qua mạng chỉ dừng lại ở việc hack tài khoản xã hội rồi nhờ mua thẻ điện thoại thì giờ đây các thủ đoạn lừa đảo đã trở nên tinh vi hơn rất nhiều. Các đối tượng thường tìm cơ hội để đánh cắp hoặc lập tài khoản xã hội Facebook, Zalo… giả mạo người thân để lừa đảo “mượn tiền”, góp vốn kinh doanh chung hoặc tung thông tin giả tặng quà, tiền để chiếm đoạt tài sản.
Sau 2 lần ngoan ngoãn gửi tổng số tiền 180 triệu cho kẻ xấu để nhận món hàng có giá trị của một người bạn ngoại quốc gửi nhờ, chị Lê Thị Thu H. (Sinh năm 1982, Lê Chân, Hải Phòng) không thể ngờ rằng, lòng tin ngây thơ của mình đã trở thành món quà quý cho kẻ siêu lừa. Theo lời kể, ngày 15-8-2017, chị H. làm quen với một người tên là James Patrich qua mạng Facebook, đang sinh sống ở Syria. Sau thời gian, mối quan hệ giữa họ cũng trở nên thân thiết. James tâm sự đất nước anh ta sắp có chiến tranh nên James muốn nhờ H. cầm giúp một gói hàng. Tin vào lời James, chị H. đồng ý. Như lời hẹn, sáng 1-9-2017, chị H. nhận được điện thoại từ số 0168.521.8850 thông báo có người gửi cho chị một túi hàng. Và để nhận được túi hàng này, chị H. phải trả cước phí là 30 triệu đồng, gửi vào số tài khoản 13600014468160 mang tên Phạm Văn Hiếu tại Ngân hàng Seabank Tân Phú. Sau khi đã chuyển tiền, người phụ nữa kia lập tức khóa thuê bao và chị H. cũng không nhận được gói hàng như dự kiến.
Đến ngày 4-9-2017, tiếp tục có một người phụ nữ sử dụng số điện thoại 0921.421.030 gọi điện và yêu cầu chị H. chuyển 150 triệu đồng vào số tài khoản nêu trên. Tuy nhiên, sau khi tiền đã được chuyển, vì quá tham lam, các đối tượng trên tiếp tục yêu cầu chị H. chuyển 720 triệu đồng vào tài khoản 76110000312553 mang tên Bùi Hữu Vinh, Ngân hàng BIDV chi nhánh Vũng Tàu. Lúc này, nghi ngờ mình bị dính quả lừa đau, chị H. mới tá hỏa đến cơ quan công an để trình báo.
Cũng với thủ đoạn nhờ cầm hộ hàng mà anh Hà Minh H. (Sinh năm 1961, Ngô Quyền, Hải Phòng) đã bị kẻ xấu lợi dụng, chiếm đoạt hơn 335 triệu đồng. Trước đó, do tò mò làm quen với một người bạn trên mạng facebook có tên Augustine Derry, xưng là quân nhân trong quân đội Afghanistan, anh H đồng ý cầm giúp Derry một gói hàng. Ngày 25-8-2017, một nhân viên giao hàng sử dụng số điện thoại 01664729784 thông báo anh H. phải chuyển 800 USD vào tài khoản mang tên Phan Thị Kim Thanh, số tài khoản: 060034906613 thuộc Ngân hàng Sacombank.
Thấy anh H. không mảy may nghi ngờ, các đối tượng lại tiếp tục giở chiêu. Lấy lý do nộp tiền phạt cho Hải Quan Việt Nam, chiều 25-8-2017, chúng lại gọi điện yêu cầu anh H. chuyển 4.000 USD. Số tiền cứ tăng dần với muôn vàn lý do song vì quá tin và quá háo gói hàng mà Derry gửi, anh H. còn chuyển lần cuối vào số tài khoản trên 10.000 USD. Sau ba lần giao dịch và cất được mẻ cá lớn, các đối tượng lập tức cắt đứt liên lạc với anh H.
Cũng trong khoảng tháng 8-2017, thông qua mạng qua mạng zalo, facebook chị Đàm Thị D. (sinh năm 1990, Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) kết thân với một người tên Kelvinwiliams. Kelvinwiliams tự giới thiệu hiện đang sinh ở Luân Đôn và muốn gửi tặng chị D. một món quà coi như quà gặp mặt và yêu cầu chị D. cung cấp số điện thoại để tiện liên hệ. Sáng ngày 5,6-9-2017, chị D. nhận được cuộc điện thoại từ số 086.883.9254; 01665550657 của một người làm ở Hải quan thông báo hàng ở nước ngoài gửi về và yêu cầu chị phải gửi số tiền mặt là 27.561.500 đồng vào ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TP Hồ Chí Minh ngay cho chị Đặng Thị Phúc, địa chỉ: KP1, TT Tân Phú, Đồng Nai. Sướng rơn vì sắp được nhận quà từ người bạn trai xứ sương mù, sau khi chuyển hơn 27 triệu đồng cho Đặng Thị Phúc, chị D. lại tiếp tục chuyển số thêm 80 triệu đồng theo yêu cầu các đối tượng vào tài khoản 17710000092838 chi nhánh Ngân hàng BIDV CN Trường Sơn chủ tài khoản mang tên Mai Anh Đào và 171 triệu đồng vào tài khoản 31510001017487 mang tên Dương Thị Lượm ở Tây Ninh. “Chi phí bôi trơn” đã được thực hiện, giao dịch cũng hoàn tất nhưng mãi chị D. vẫn không nhận được quà nào như lời hứa. Biết mình bị lừa, chị D. đã nhờ lực lượng chức năng vào cuộc với hy vọng sẽ lấy lại được số tiền đã mất.
Mới đây nhất, vào tháng 1-2018, CATP nhận được đơn trình báo của chị Lăng Thị D. về việc chị bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, thông qua mạng xã hội Facebook chị D. có quen và nói chuyện với một người đàn ông sinh sống tại California tên MarkDevenport. Gã đàn ông ảo này ngỏ ý muốn chuyển 1.500.000 USD về Việt Nam làm từ thiện. Số tiền sẽ được hắn chuyển về thông qua bưu kiện từ nước ngoài và chị D. sẽ phải đứng ra trả lệ phí để nhận gói hàng trên. Rốt cuộc người phụ nữ nhẹ dạ này đã mất trắng hơn 45 triệu đồng cho kẻ lừa đảo…
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kẻ xấu thường lợi dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, Mesenger… kết bạn nói chuyện, giả danh là người nước ngoài muốn chuyển tiền, đồ vật, tài sản về Việt Nam làm quà và yêu cầu nạn nhân bỏ tiền thực hiện “chi phí bôi trơn” theo số tài khoản chúng đã định sẵn để rồi chiếm đoạt.
Đại úy Khúc Thanh Tuấn – Đội trưởng đội 8, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố cho biết: “Bị hại trong các vụ lừa đảo chủ yếu là công nhân lao động, công chức, viên chức về hưu, ít hiểu biết về công nghệ, viễn thông, chủ quan để lộ thông tin các nhân về tài khoản ngân hàng, Zalo, Facebook. Ngoài ra, phải kể đến những phụ nữ có gia đình nhưng thiếu thốn về tình cảm, thường xuyên cập nhập mạng xã hội. Riêng các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội thường là một nhóm người cùng thực hiện, có sự phân công vai trò nhiệm vụ chặt chẽ. Đặc biệt, chúng rất am hiểu, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, biết khai thác lòng tham của người bị hại để dụ dỗ, lừa gạt. Thủ đoạn của chúng khá tinh vi, chúng thường sử dụng tài khoản mạng xã hội ảo, sim rác hoặc gọi điện qua các phần mềm chat… để tạo lòng tin với người bị hại, sau đó hứa gửi tiền, quà, hàng từ nước ngoài về”.
Đại úy Khúc Thanh Tuấn cũng cho biết, hầu hết những người bị hại khi tìm đến cơ quan điều tra đều là những người đã bị đưa vào thế sự đã rồi. Một số ít trường hợp do người bị hại trình báo kịp thời, cơ quan điều tra đã nhanh chóng phối hợp với phía ngân hàng để phong tỏa tài khoản, lấy lại được số tiền đã mất.
Để tránh những sự việc đáng tiếc như trên xảy ra, cơ quan công an khuyến cáo: người dân phải hết sức lưu ý, cảnh giác với các yêu cầu chuyển tiền qua tài khoản để được nhận hàng, quà, tiền,…; kịp thời trình báo với cơ quan công an để ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các đối tượng phạm tội. Khi kết bạn trên mạng xã hội, người dùng mạng không nên cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân của mình như: Số CMND, tài khoản ngân hàng hoặc các địa chỉ người thân trong gia đình,…
Hải Ngân
22:06 23/07/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết