09:06 13/09/2019 Không ăn trái hồng lúc bụng đói vì tanin trong trái hồng dưới tác động của acid dạ dày dễ kết tủa. Hồng giòn tuy ngọt nhưng vẫn còn một lượng tanin trong đó. Nên ăn lúc bụng no, hoặc khoảng một giờ sau ăn.
Hạn chế tối đa cho người già và trẻ nhỏ ăn trái hồng giòn: Ăn rất ít, chỉ 1-2 miếng nhỏ, nhai kỹ. Người già và trẻ nhỏ nên đổi sang ăn trái hồng đã chín mềm hoặc trái hồng sấy khô (hồng mứt) để tránh bị nghẹn.
Không ăn vỏ trái hồng, nhất là vỏ trái hồng còn xanh vì chứa nhiều tanin. Nên gọt bỏ vỏ trái hồng khi ăn. Không dùng cho những người bị viêm dạ dày mạn, người đã cắt một phần dạ dày hoặc vị hàn. Người bị viêm dạ dày mạn, cắt một phần dạ dày thường đầy bụng, khó tiêu nên ăn trái hồng không thích hợp.
Không dùng cho người thiếu máu, do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không ăn trái hồng khi uống thuốc có chứa sắt.
Thận trọng ở bệnh nhân bị tiểu đường. Vì trái hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào máu sẽ gây tăng lượng đường trong máu.
Ngọc Oanh (theo PLO)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Tiếp nhận, xác minh người đến trình báo
Hơn 13.000 bị hại dính "bẫy lừa" của đường dây tội phạm xuyên quốc gia
Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025
Xử phạt 75 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trong Mùng 1 Tết Ất Tỵ
Trạm Cảnh sát giao thông Quang Trung (Phòng Cảnh sát giao thông) xử phạt lái xe “nhồi nhét” khách
Cục CSGT thông tin về tình hình giao thông sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168
Tối 17/1, phát hiện 9 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng