10:09 06/09/2019 Vừa qua, Bộ Y tế đã cho phép sử dụng đồng thời 2 loại vắc xin 5 trong 1, trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), đó là: Vắc xin DPT-VGB-Hib (ComBE Five) và vắc xin DPT-VGB-Hib (SII). Tại Hải Phòng, trong tháng 8-2019, vắc-xin DPT-VGB-Hib (SII) bắt đầu được đưa vào sử dụng trong chương trình TCMR đồng thời với vắc xin DPT-VGB-Hib (ComBE Five). Lượng vắc xin DPT-VGB-Hib (SII) và vắc xin DPT-VGB-Hib (ComBE Five) đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêm chủng của người dân. Theo ghi nhận ban đầu, trong đợt tiêm chủng vừa qua không ghi nhận trường hợp nào tai biến nặng sau tiêm chủng.
Trong năm 2018, Bộ Y tế đã quyết định sử dụng vắc xin DPT-VGB-Hib (ComBE Five) trong chương trình TCMR thay thế cho vắc xin Quinvaxem. Để chủ động nguồn cung ứng vắc xin, Bộ Y tế đã khuyến khích thêm các nhà sản xuất khác đăng ký sản phẩm có thành phần DPT-VGB-Hib tương tự.
Vắc xin DPT-VGB-Hib (SII) do Viện huyết thanh Ấn Độ sản xuất có thành phần, lịch tiêm và hiệu quả phòng bệnh tương đương như vắc xin DPT-VGB-Hib (ComBE Five). Chính vì vậy mà Bộ Y tế đã cho phép sử dụng đồng thời 2 loại vắc xin 5 trong 1 trong chương trình TCMR.
Việc sử dụng đồng thời 2 loại vắc xin này là để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vắc xin trong TCMR, tránh việc thiếu vắc xin đặc biệt với những vắc xin nhập khẩu, cần nhiều thời gian để tiến hành các thủ tục mua và tuân thủ nghiêm ngặt việc kiểm định chất lượng vắc xin.
Vắc-xin DPT-VGB-Hib (SII) là vắc xin phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib do Viện huyết thanh Ấn Độ sản xuất. Vắc xin này có thành phần tương tự như vắc xin ComBE Five và vắc xin Quinvaxem trong chương trình TCMR. Vắc xin này phòng được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib.
Tính an toàn của vắc xin luôn là yếu tố được đặc biệt quan tâm. Vắc-xin DPT-VGB-Hib do Viện huyết thanh Ấn Độ (SII) sản xuất có thành phần, lịch tiêm chủng và sử dụng tương tự như vắc-xin ComBE Five và vắc-xin Quinvaxem đã sử dụng trong tiêm chủng mở rộng.
Đây là vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào, do vậy tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin DPT-VGB-Hib (SII) sẽ tương tự như đối với vắc-xin ComBe Five hay Quinvaxem.
TS. Phan Huy Thục, Phó giám đốc Sở Y tế Hải Phòng kiểm tra công tác tiêm chủng trên địa bàn thành phố
Đối với vắc xin có thành phần ho gà toàn tế bào có thể đến 50% có các phản ứng thông thường như: sốt nhẹ, đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm, những biểu hiện này thường tự khỏi sau 1 đến 3 ngày. Các phản ứng nặng hiếm gặp bao gồm sốc phản vệ, khóc thét, co giật, giảm trương lực cơ.
Tại Việt Nam, vắc-xin DPT-VGB-Hib (SII) đã được sử dụng tại tỉnh Hưng Yên năm 2018. Các phản ứng sau tiêm chủng ghi nhận được chủ yếu là sốt mức độ nhẹ đến trung bình, không ghi nhận trường hợp nào tai biến nặng sau tiêm chủng.
Theo Ths.Bs Phan Hồng Hải, Trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm – Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hải Phòng, thì vắc xin DPT-VGB-Hib (SII) có lịch tiêm tương tự như vắc xin ComBE Five và vắc xin Quinvaxem trong chương trình TCMR. Nếu trẻ đã tiêm 1 hoặc 2 mũi ComBE Five thì hoàn toàn có thể tiêm mũi tiếp theo với vắc xin DPT-VGB-Hib (SII) mà không cần phải tiêm lại từ mũi đầu. Khoảng cách tiêm tối thiểu giữa các mũi là 1 tháng.
Hiện nay, để triển khai tiêm chủng mở rộng, tại tất cả các điểm tiêm chủng trên địa bàn thành phố đều đã tuân thủ đầy đủ quy trình tiêm chủng an toàn, thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng, tư vấn cho các bà mẹ theo dõi phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng.
Nếu như phát hiện dấu hiệu bất thường về sức khỏe phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Các bậc cha mẹ cũng cần phối hợp với cán bộ y tế trong quá trình đưa con đi tiêm chủng và theo dõi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng trước hết các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến điểm tiêm chủng theo đúng thời gian, địa điểm đã được thông báo để tránh tình trạng quá đông và cán bộ y tế thuận tiện thực hành tiêm chủng. Khi đưa trẻ đi tiêm cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân.
Chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình hình sức khỏe của con em mình như trẻ đang ốm, sốt, có tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với lần tiêm trước…
Các bậc phụ huynh cần chủ động yêu cầu cán bộ y tế thông báo về các loại vắc xin tiêm chủng cho trẻ và hướng dẫn theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
Đặc biệt, sau tiêm chủng cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử lý nếu có những phản ứng bất thường xảy ra. Theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1 ngày sau tiêm chủng về toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ cơ thể, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm của trẻ.
Hồng Hải
15:49 22/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết