10:34 13/11/2023 Chương III, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 4 khoá XV, ngày 15/11/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023, đã đưa ra những quy định cụ thể về “Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền”.
Cụ thể, tại Điều 47 Chương này của Luật đã quy định 3 trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống rửa tiền bao gồm: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền; Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về phòng, chống rửa tiền. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác phòng, chống rửa tiền; chỉ đạo việc phối hợp công tác phòng, chống rửa tiền và công tác phòng, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cùng với đó, tại Điều 48 Chương này của Luật quy định rõ trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền và có 11 nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Một là. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch về phòng, chống rửa tiền;
Hai là. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng;
Ba là. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó;
Bốn là. Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án liên quan đến rửa tiền;
Năm là. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, làm đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên của tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền;
Sáu là. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống rửa tiền;
Bảy là. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, triển khai công tác đào tạo về phòng, chống rửa tiền;
Tám là. Tổng hợp thông tin, hằng năm báo cáo Chính phủ về công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam;
Chín là. Chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
Mười là. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành có liên quan đề xuất, chủ trì ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền;
Mười một là. Giám sát đối tượng báo cáo trong việc thực hiện báo cáo quy định tại các điều 25, 26 và 34 của Luật này; phối hợp cung cấp thông tin giám sát cho các Bộ, ngành để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền.
KC
09:55 05/11/2024
14:35 31/10/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết