Ra mắt cuốn sách chùa Hải Phòng xưa và nay tập IV

16:06 22/07/2024

Sáng 22/7, tại Trung tâm Văn hóa- thông huyện Tiên Lãng, Ban trị sự sự giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hải Phòng phối hợp cùng Ban trị sự giáo hội Phật giáo huyện Tiên Lãng long trọng tổ chức lễ ra mắt cuốn sách Chùa Hải Phòng xưa và nay tập IV (nội dung viết về các chùa huyện Tiên Lãng).
Các đại biểu tham dự hội nghị 

Dự và chủ trì hội nghị ra mắt cuốn sách, có hòa thượng Thích Thanh Giác- Phó trưởng ban Ban trị sự sự giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hải Phòng, chủ biên, trưởng ban biên tập bộ sách Chùa Hải Phòng xưa và nay. Cùng dự về phía giáo hội có đại diện Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Lạng Sơn và các vị trưởng, phó các Ban trị sự GHPG Việt Nam các quận huyện trên địa bàn thành phố. Về phía khách mời thành phố, có đại diện các sở, ban, ngành liên quan và lãnh đạo UBND huyện Tiên Lãng.

Cuốn sách Chùa Hải Phòng xưa và nay tập IV dày 499 trang cho người đọc hiểu biết về những ngôi chùa trên địa bàn huyện Tiên Lãng

Cuốn sách Chùa Hải Phòng xưa và nay được các nhà nghiên cứu am hiểu về phật giáo và thông thạo về đất và người huyện Tiên Lãng biên soạn. Cuốn sách dày   499 trang với hình thức trình bày bắt mắt và đi kèm các bức ảnh đẹp để minh họa cho bài viết. Cuốn sách sẽ đưa người đọc tìm hiểu 111 ngôi chùa về sự hình thành và phát triển cũng như hiện tại của ngôi chùa.

Huyện Tiên Lãng là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Khi đất nước lâm nguy, chùa là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, nhiều nhà sư đã cởi áo cà sa khoác áo chiến bào bảo vệ tổ quốc. Kết thúc kháng chiến chống thực dân pháp, Tiên Lãng có 12 nhà sư được công nhận là liệt sĩ. Với vị trí nằm giáp sông và biển, Tiên Lãng được ghi nhận là nơi đạo phật du nhập vào sớm nhất với chùa Đót Sơn (xã Cấp Tiến) được xây dựng từ thời nhà Lương thế kỷ thứ VI.

Ban tổ chức trao tặng sách cho các đại biểu tham dự lễ ra mắt cuốn sách

Ngoài ra, phải kể đến chùa Thiên Tộ (xã Bạch Đằng) là chốn danh lam cổ tích, có cả tòa liên hoa hải hội rất lớn chứa kinh sách cho cả vùng; chùa Minh Phúc (xã Toàn Thắng) còn lưu giữ nhiều tượng cổ có giá trị lớn về nhiều lĩnh vực xứng đáng là bảo vật quốc gia.

Thành phố Hải Phòng hiện có 623 ngôi chùa, có 33 chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia, 127 chùa là di tích cấp thành phố. Các cơ sở thờ tự này đều do tăng ni và ban hooh tự quản lý , trực thuộc giáo hội phật giáo Việt Nam thành phố hoạt động theo phương châm “đạo pháp- dân tộc- chủ nghĩa xã hội” bằng việc làm cụ thể ích đạo, lợi đời, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trong đó có văn hóa phật giáo.

Ban tổ chức trao tặng sách cho các đại biểu tham dự lễ ra mắt cuốn sách

Nhận thức được tầm quan trọng này, Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo biên soạn bộ sách Chùa Hải Phòng xưa và nay gồm 8 tập. Đến nay đã ra mắt tập 4 nhận được sự quan tâm, khen ngợi của những người nghiên cứu đạo phật cũng như các chư tôn, đức tăng ni trong và ngoài thành phố. Đây được xem là cuốn “cẩm lang” quý, tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về tất cả các ngôi chùa hiện có của Hải Phòng, thuận lợi cho việc tra cứu, tham khảo của nhiều đối tượng người đọc khác nhau. 

Ban tổ chức trao tặng sách cho các đại biểu tham dự lễ ra mắt cuốn sách

 

TRUNG KIÊN  

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông