19:17 04/01/2024 Với phương châm KH&CN luôn đi trước, khám phá và đổi mới để tìm ra những cách làm hay, mô hình hiệu quả, các giải pháp tiên tiến nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường mà không gây tổn thương đến môi trường, xã hội, từ đó hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập cho bà con nông dân; thời gian qua, Sở KH&CN thành phố đã nỗ lực triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng KHCN, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, có đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn mới (NTM) thông minh…
Ứng dụng KHCN
Song song với tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, những năm qua, Sở KH&CN đã tham mưu, đề xuất UBND TP triển khai hiệu quả nhiều ứng dụng về công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM như: Tích hợp các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn với mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; nâng cao đầu tư, không để trùng lắp, chồng chéo, lãng phí nguồn lực; định hướng rõ cho từng địa phương xây dựng các đề tài khoa học dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế.
Nhờ đó, các nhiệm vụ KH&CN đặt ra của thành phố đã được tập trung vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm trên lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng NTM.
Đơn cử có thể kể đến như việc sử dụng công nghệ mới, con/cây giống, các sản phẩm, thiết bị, vật liệu có tính năng vượt trội vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra các mặt hàng nông sản có năng suất, chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, từ đó tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân; đưa việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành, phát triển kinh tế nông thôn.
Đối với chính sách xây dựng NTM, Sở đã hỗ trợ triển khai nghiên cứu các giải pháp phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm củng cố vững chắc các tiêu chí NTM tại các địa phương. Các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản cũng từ đó được hỗ trợ theo hướng phát huy tối đa lợi thế vùng miền, đặc biệt trong đó là các dự án công nghệ mang tính đột phá trong giải quyết những khó khăn về bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất…
Tới thời điểm này, Sở đã triển khai tổng cộng 95 nhiệm vụ cấp nhà nước, bộ, ngành và thành phố và nhiệm vụ thuộc Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM; 56 nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở; 63 mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, 12 loại giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao đưa vào sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng phân bón phức thay cho phân đơn; đổi mới thiết bị phun thuốc bảo vệ thực vật, cơ giới hóa trong sản xuất, trồng trọt; phát triển gà giống mới… được đơn vị chú trọng thực hiện theo quy mô trang trại, gia trại và khai thác thuỷ sản xa bờ…
Tính đến nay, Sở KHCN còn xây dựng, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho 167 sản phẩm OCOP, chứng nhận VietGAP cho 47 sản phẩm, chứng nhận 15 ha lúa hữu cơ, bảo hộ nhãn hiệu 67 sản phẩm, chỉ dẫn địa lý cho 2 sản phẩm…
Nâng cao hiểu biết, kỹ năng số cho cộng đồng
Nhận thức rõ xây dựng NTM thông minh đòi hỏi sự đổi mới không chỉ từ công nghệ mà còn từ con người, Sở KH&CN nhiều năm qua đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương lồng ghép các chương trình đào tạo nghề, lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KH&CN dưới nhiều hình thức; tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị dựa trên nền tảng KHCN, đổi mới sáng tạo.
Hàng năm, Sở tổ chức các phiên kết nối cung-cầu giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài bằng cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp, qua đó giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường quốc tế, đồng thời quảng bá các sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài. Sự phổ cập Internet và các ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp cùng đã giúp nông dân dễ dàng truy cập thông tin thị trường, chia sẻ kinh nghiệm và tạo ra mạng lưới hợp tác. Điều này tạo ra sự kết nối giữa nông dân và thị trường, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp.
Giai đoạn từ 2018-2022, đơn vị đã trình UBND TP ban hành Quyết định hỗ trợ cho 17 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo công nghệ mới. Nổi bật là những dự án khởi nghiệp như: Dự án Vang Phượng cháy, Ứng dụng men vi sinh sinh vật hữu hiệu để xử lý rác tại hộ gia đình, Tinh bột củ sen Vũ Đoàn, Sản phẩm sinh thái Lúa Rươi, Cốm gạo lứt và rươi kho Kiến Quốc...
Đặc biệt, xác định rõ chuyển đổi số đang là lực đẩy quan trọng, tạo ra các mô hình, giải pháp hỗ trợ cộng đồng dân cư tiếp cận ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn sản xuất, Sở KH&CN đã có nhiều hoạt động thiết thực như: Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng số cho cộng đồng dân cư. Chỉ tính riêng năm 2023, Sở tiếp tục đồng hành, góp phần xây dựng NTM thông minh bằng việc tổ chức thành công 2 lớp đào tạo về kỹ năng số, an toàn thông tin trong lĩnh vực chuyển đổi số, quản lý nông thôn nhằm cung cấp kiến thức chuyên sâu, kỹ năng cần thiết cho cộng đồng để đáp ứng với thách thức và cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…
Bình Huệ
20:38 22/12/2024
15:50 22/12/2024
14:00 21/12/2024
13:59 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết