Điều 15 Chương I, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 29/6/2024, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, đã đưa ra những quy định cụ thể về: “Đối tượng, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài tặng, cho, viện trợ”.
Quản lý nhà nước về cư trú là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các vấn đề xã hội được tiến hành theo quy định của pháp luật về cư trú. Quá trình tiến hành đăng ký, quản lý cư trú có sự phân công, phân cấp theo thứ bậc chặt chẽ, xác định rõ phạm vi trách nhiệm của Cơ quan Công an các cấp.
Công tác quản lý dân cư có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển KT-XH, bảo đảm ANTT và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Việc thay thế hình thức quản lý dân cư từ thủ công sang quản lý điện tử với việc sử dụng mã số định danh cá nhân là xu hướng tất yếu trong tình hình mới.
Tài khoản định danh điện tử có rất nhiều tiện ích đối với cả người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Vậy, tài khoản định danh điện tử có những mức độ nào?!
Để tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân thì công dân cũng như các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần tuân thủ tốt một số yêu cầu sau:
Song song với việc mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho công dân, cấp định danh điện tử còn mang lại rất nhiều tiện ích cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Sử dụng “Tài khoản định danh điện tử” giúp công dân tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí đi lại trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính công, giảm tối đa các loại giấy tờ phải mang theo và dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin, tránh bị giả mạo cao.
Tương tự như quy định về xóa đăng ký thường trú, để quản lý chặt chẽ tình hình biến động của dân cư sinh sống trên địa bàn các địa phương, Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung một điều mới so với Luật Cư trú năm 2006 quy định rõ các trường hợp người bị xóa đăng ký tạm trú.
So với Luật Cư trú năm 2006, Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung một điều mới quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú để có thể áp dụng được ngay mà không cần phải có quy định chi tiết hướng dẫn thêm.
Luật Cư trú năm 2020 sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú năm 2006 là nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cho công dân. Do vậy, quy định về điều kiện đăng ký tạm trú cũng rất đơn giản để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân có thể đăng ký khi không có nơi thường trú hoặc có nơi thường trú nhưng không thường xuyên sinh sống ở đó.
Để phù hợp với thực tiễn và tăng cường công tác quản lý cư trú được chặt chẽ hơn, hạn chế tình trạng cư trú “ảo” (công dân có đăng ký nơi thường trú nhưng thực tế không sinh sống tại đó và cũng không thông báo cho cơ quan quản lý cư trú), nâng cao hiệu quả quản lý về cư trú, nắm đúng thực tế số hộ, số người thường trú trên địa bàn, phục vụ công tác bảo đảm ANTT, an toàn xã hội, hoạch định, thực hiện chính sách an ninh xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người có liên quan, Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung một số trường hợp xóa đăng ký thường trú.
Tương tự như quy định trước đây tại Luật Cư trú năm 2006 về điều chỉnh thông tin trong sổ hộ khẩu, Luật Cư trú năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung quy định này thành quy định về điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC) cho phù hợp với phương thức quản lý cư trú mới.
Luật Cư trú năm 2006 có quy định về tách sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, trước việc thay đổi về phương thức quản lý cư trú sang hình thức mới bằng quản lý qua mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC), Luật Cư trú năm 2020 đã sửa đổi theo hướng quy định điều riêng về việc tách hộ, với các điều kiện cụ thể để thành viên hộ gia đình được tách hộ đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp.
Ngoài trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 (Trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con), Luật Cư trú năm 2020 bổ sung điều mới so với quy định của Luật Cư trú năm 2006 quy định về các địa điểm không được đăng ký thường trú mới. Đây là những nơi ở không an toàn, không thể ở lâu dài hoặc nếu cho phép đăng ký thường trú mới tại chỗ ở đó sẽ phát sinh thêm phức tạp liên quan đến ANTT, quy hoạch phát triển địa phương. Do đó, cần yêu cầu công dân không được đăng ký thường trú mới vào những địa điểm này.
Luật Cư trú năm 2020 đã quy định theo hướng tách riêng các điều quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú; quy định rõ từng loại hồ sơ tương ứng với từng điều kiện đăng ký thường trú cụ thể. Về cơ bản hồ sơ đăng ký thường trú đã được quy định đơn giản hơn so với quy định của Luật Cư trú năm 2006.
Thực tiễn cuộc sống cho thấy có trường hợp công dân không có nơi thường trú, tạm trú và cũng không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú, như người di cư, sống lang thang không có giấy tờ tùy thân, không có chỗ ở hợp pháp hoặc có chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng không được chủ hộ đồng ý cho đăng ký thường trú, tạm trú… Nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của họ, cũng như siết chặt công tác quản lý dân cư, Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung một điều quy định về nơi cư trú của người không có nơi thường trú, tạm trú.
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh
CATP Hải Phòng chủ động bảo đảm an toàn Lễ Giáng sinh năm 2024